Tâm Lý Lứa Tuổi Mầm Non: Nỗi lo chia cắt ở trẻ mầm non và phương pháp hỗ trợ
Nỗi sợ chia ly là những trải nghiệm rất phổ biến đối với con đến mức chúng được coi như một mốc phát triển quan trọng của trẻ em. Nhưng điều đó cũng không khiến cho việc các Ba Mẹ của chúng ta phải đối mặt với vấn đề này trở nên dễ dàng hơn.
Bởi vì mặc dù cảm giác chia ly này rất phổ biến, khoảng gần 80% các bé sẽ có trải nghiệm này ở mức độ khác nhau, nhưng giải quyết nó thực sự là một thách thức.
Vậy nỗi sợ chia ly của trẻ là gì, nguyên nhân ra đến từ đâu, làm sao để nhận biết “trẻ đang bồn chồn, lo lắng về sự chia ly tạm thời” để bố mẹ kịp thời an ủi, vỗ về và không làm tổn thương tâm lý của trẻ. Ba Mẹ hãy cùng Marvel House tìm hiểu về “cảm giác” này nhé.
“Nỗi sợ chia ly” ở trẻ lứa tuổi mầm non là gì?
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường bám víu và khóc khi bạn rời đi nếu bạn là một trong những người chăm sóc của trẻ, dù chỉ trong một thời gian ngắn.
Tình yêu của trẻ với bố mẹ và những người mà chúng gắn bó tạo ra nỗi sợ chia ly.
Chúng học được rằng bố mẹ chính là người nuôi chúng lớn lên và trưởng thành. Theo cách nghĩ của trẻ, chẳng có gì trên thế giới này quan trọng ngoài cha mẹ, chúng chẳng cần ai khác cả; đó là lý do vì sao chúng trở nên bối rối/sợ hãi/lo lắng khi có người lạ đến gần.
Độ tuổi nào trẻ sẽ xuất hiện “Nỗi sợ chia ly”?
Độ tuổi trẻ thường xuất hiện cảm giác sợ hãi này là ở giữa 6-8 tháng và đạt đỉnh cao ở tầm 14-18 tháng tuổi đến khi trẻ 3-5 tuổi.
Thỉnh thoảng các trẻ ít tháng tuổi hơn cũng thể hiện cảm giác lo âu. Các em bé ít tháng tuổi đặc biệt gần gũi với bố mẹ sẽ có thể bị ốm hoặc đã trải nghiệm bắt buộc phải tách khỏi bố mẹ trong một khoảng thời gian cũng có khả năng thể hiện cảm giác này sớm hơn bình thường.
Độ tuổi trẻ thường xuất hiện cảm giác sợ hãi này là ở giữa 6-8 tháng và đạt đỉnh cao ở tầm 14-18 tháng tuổi đến khi trẻ 3-5 tuổi.
(Ảnh: Sưu tầm)
Cách nhận biết trẻ mang “Nỗi sợ chia ly”
Khóc, rên rỉ, cau có, cau mày và nhìn buồn bã là những dấu hiệu thường thấy ở trẻ. Con có thể đứng sát vào bạn hơn và nếu bạn bế chúng, chúng có thể bám dính lấy bạn như là một miếng keo dán.
Trẻ em có cảm giác sợ này rất hay bị thức giấc ban đêm. Thậm chí nếu chúng ngủ được cả đêm trong một vài tháng thì sau đó chúng sẽ bắt đầu bị thức giấc trở lại, không phải để đòi ăn như thói quen thường ngày mà chỉ để chắc chắn rằng bạn vẫn đang ở bên chúng. Điều này là vô cùng bình thường.
Khóc, rên rỉ, cau có, cau mày và nhìn buồn bã là những dấu hiệu thường thấy ở trẻ.
(Ảnh: Sưu tầm)
Phương pháp hỗ trợ tâm lý lứa tuổi mầm non: Cùng trẻ vượt qua “nỗi lo sợ chia ly”
Đầu tiên phải nhớ rằng nỗi sợ chia ly là hết sức bình thường. Bạn không thể làm gì để “chữa bệnh” bởi vì thực tế, chả có gì bị hỏng hay bệnh tật ở đây cả. Một góc độ tích cực của nỗi sợ chia ly là: các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em nhìn nhận cảm giác này như một dấu hiệu sự trưởng thành của trẻ.
Vậy nên Ba Mẹ hãy kiên nhẫn, trở thành một người dẫn đường giúp bé vượt qua giai đoạn phát triển này một cách tích cực, để trẻ có thể thích nghi tốt hơn với những áp lực khác nhau trong quá trình trưởng thành sau này. Ba Mẹ có thể tham khảo những cách sau:
➤ Thời gian đầu gửi bé ở trường mầm non – Thực hiện phương pháp làm quen.
Nếu con mới đi nhà trẻ/trường mầm non lần đầu, hãy cho bé nhiều thời gian để làm quen với người trông trẻ/cô giáo mới. Giúp bé dần làm quen với người trông sẽ giúp giảm cảm giác của nỗi sợ chia ly.
Ở trường mầm non Marvel House, Ba Mẹ và các bé sẽ được trải nghiệm “Tuần học thử”. Hơn 90% Ba Mẹ và bé trải qua tuần học thử đều rất nhanh có thể làm quen với môi trường mới, giúp bé giải tỏa bớt cảm giác lo lắng, bồn chồn khi mới tách khỏi Ba Mẹ và người thân nhờ có sự hỗ trợ bài bản từ cô giáo và các cán bộ nhân viên nhà trường kết hợp cùng sự hợp tác từ Ba Mẹ, người thân.
Như đã nói ở trên, Marvel House cũng đã từng gặp trường hợp có những bé biểu hiện nỗi lo sợ sự chia ly rất mạnh mẽ – tuy nhiên cũng chỉ sau 2 tuần cho tới 1 tháng, khi các bé đã dần làm quen được với cô giáo và Ba Mẹ thực hiện các phương pháp dưới đây, các bé đều vô cùng vui vẻ khi được tới trường.
Đối với tâm lý lứa tuổi mầm non, nỗi sợ chia ly như một trong những bước quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.
(Ảnh: Marvel House)
➤ Thực hiện phương pháp tách ra ngắn hạn.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách để chúng cho người khác chăm sóc trong vài phút trong khi bạn đến vắng mặt (đi vệ sinh, đi đổ rác, etc). Hãy để con bạn ở với người mà chúng biết rõ để chúng vẫn cảm thấy thoải mái và an toàn khi vắng mặt bạn.
➤ Để lại cho trẻ một món đồ quen thuộc.
Bạn có thể an ủi bé khi có thứ gì đó mà bé nhận biết được – chẳng hạn như một chiếc khăn có mùi hương của bạn hoặc một món đồ chơi yêu thích của trẻ – ở gần. Điều này có thể trấn an trẻ khi bạn đi vắng.
Một món đồ chơi/đồ ghiền quen thuộc có thể giúp trẻ an tâm phần nào.
(Ảnh: Sưu tầm)
-
➤ Tập thói quen nói câu tạm biệt với trẻ.
-
Đừng rời con mà không nói tạm biệt. Điều này rất quan trọng trong việc xây dựng sự bảo vệ và kết nối. Về đúng thời gian đã hứa, tránh trì hoãn việc gặp lại con. Mặc dù con bạn có thể không hiểu chính xác việc trở về của bạn, nhưng quan trọng là bạn tôn trọng cảm giác và quyền được an toàn của con.
Nguồn tham khảo:
(1) Giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi chia ly – Huggies Vietnam
(2) Separation Anxiety – NHS UK
Đề tham khảo thêm những bài viết về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non, Ba Mẹ có thể tìm đọc:
>>> NEL: Discover the World – Cùng trẻ khám phá thế giới
>>> NEl: Social and Emotional Development – Cùng trẻ phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc
>>> NEL: Vận động kết hợp cùng âm nhạc trong phát triển ở trẻ mầm non
Ba Mẹ hãy liên lạc ngay với Marvel House để được tư vấn lộ trình học phù hợp với bé nhà mình nhé!
————————-
MẦM NON QUỐC TẾ MARVEL HOUSE – Every Child Is Our Future
🏠Địa chỉ: 72/4 Trương Quốc Dung, P.10, Q.Phú Nhuận
🌏Website: www.marvel-house.edu.vn
☎️Hotline: 0909 40 22 11 – (08) 6262 6161
Guardians of Galaxy – Hoạt động STEAM
GIỚI THIỆU VIỆC NHÀ CHO TRẺ TỪ SỚM
Ba mẹ thường sẽ bắt đầu chú ý việc bé từ 18 tháng trở lên rất thích tham gia làm việc nhà cùng ba mẹ. Bé ở giai đoạn này thích làm theo các hành động của người lớn và bắt đầu thích tự làm một số việc như tự tương tác với đồ ăn, và thức uống, bắt chước cách người lớn làm việc để cùng làm theo như quét nhà, nấu ăn…Bé sẽ mô phỏng các hoạt động này trên các món đồ chơi mà bé có đấy ạ.
Chính vì vậy việc để con tiếp xúc sớm với các công việc nhà hoàn toàn là một ý tưởng tuyệt vời và mang về nhiều lợi ích.
Hỗ trợ trẻ phát triển vận động
Tùy vào sự đa dạng của các hoạt động này mà con được hỗ trợ phát triển vận động tinh hoặc thô. Ban đầu có thể vụng về nhưng càng về sau các kỹ năng càng hoàn thiện. Sự khéo léo và cẩn thận được xây dựng từ giai đoạn sớm sẽ mang lại cho con nhiều lợi ích về sau
Xây dựng tính tự lập, và tinh thần trách nhiệm cho bé từ sớm
Một trong những lợi ích vô cùng tuyệt vời để bé làm quen sớm với việc nhà là mang lại cho con tính tự lập và tinh thần trách nhiệm khi là một thành viên của gia đình. Trẻ sẽ hiểu được việc tự phục vụ và chia sẻ công việc với các thành viên khác trong gia đình vừa là trách nhiệm vừa là một niềm vui. Một đứa trẻ độc lập, biết sẻ chia và có trách nhiệm với gia đình và xã hội chắc chắn sẽ gặt hái nhiều thành công trong tương lai!
Tại Marvel House, nhà trường luôn thực hiện song song việc giúp con tiếp cận kiến thức mới, đồng thời kết hợp xây dựng nhân cách cho bé. Với mong muốn các con sẽ trở thành những thành viên độc lập của gia đình, và các nhân có trách nhiệm với xã hội.
Để biết thêm thông tin về chương trình học cho con, Ba Mẹ nhanh nhanh liên hệ để được tư vấn chương trình học phù hợp cho các bé nhé!
—————
MẦM NON QUỐC TẾ MARVEL HOUSE – Every Child Is Our Future
Địa chỉ: 72/4 Trương Quốc Dung, P.10, Q. Phú Nhuận
Hotline: 0909 40 22 11 – (08) 6262 6161
Fanpage: https://www.facebook.com/marvelhouse.vn